Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

MỌI NGƯỜI ĐÂU NHỈ?


Từ ngày bờ lóc được sinh ra
Chả ai chăm sóc khóc oa oa
Trót dại vì nghe lời chúng bạn
Để bờ lóc nhỏ phải thiếu cha

Không có thì thiếu, có thì thừa
Hỏi rõ ngọn ngành cần có chưa?
Bạn bè ai ai cũng thúc giục
"Phải có, phải có, đừng dây dưa..!"

Giờ có rồi đấy các bạn già
Thoảng có một vài bác lướt qua
Xoa đầu một cái, khen được đấy
Xong rồi mất tích cứ như ma

Thì tôi đã nói chuyện chúng ta
Mỗi nhà mỗi cảnh cây mỗi hoa
Cơm áo gạo tiền luôn bận rộn
Thời gian đâu nữa chuyện "góp gà"


Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

LỜI GÀO THÉT TRONG TOA-LÉT


Loa loa loa loa!
1. Trộm nghe, việc nhân nghĩa cốt ở yên thân
    Quân “vờ-ăn” trước lo ăn vặt!  
     Như lớp 12 “vờ-ăn” chúng ta ngày trước, vốn ưu thế ở phái Nga My
    Sở trường ăn vặt đã rõ, phong tục Tán (Toán) – Ăn (Văn) cũng khác!
2. Sinh ra từ lúc sơ khai, thuở ban đầu gọi chuyên văn toán. 
    Rơi rụng vì luỵên bút nghiên, có thời gian chỉ còn 11 đứa
Tránh hư danh “trường chuyên – lớp chọn”, bỗng chốc thành dân “Trường năng khiếu”!
Cô thầy giỏi “vừa hồng – vừa chuyên”, rèn đám trẻ trâu niềm vui đèn sách
   Bên ấy đám Thiếu Lâm chuyên “Tán”, ồn ã cộng trừ nhân chia, hàm số - tích phân
    Bên này đàn Nga My luyện “Ăn”, ì xèo đề thực luận kết, lục bát – tứ tuyệt
Tuy sở trường, sở đoản khác nhau
Song "nhòm ngó" ngày nào cũng có! 
3.   Như ta đây, thân Thiếu Lâm tu tại núi Nga My
      Nam nhi tri chí mai danh trong rừng thiếu nữ
Chả trách, miệng lưỡi thế gian ngoa ngoắt:
       - Tụi bay tựa ong mật lạc vườn hoa muôn sắc
      - Chúng mày như cọp dữ giữa đàn dê ngoan hiền…
Thực ra, thân cực ai có thấu:
   Bảy đực rựa gánh 11 cái rựa cũng phải co vòi rụt cổ
   Bảy cừu non chưa đủ dính mép đàn nhân Sư:
   Ngày 8 tháng ba, từng thằng lần lượt phát bưu thiếp
   Ngày phụ nữ Việt Nam hè nhau làm bánh chè lam
   Những lúc dã ngoại tay khênh nồi, xách túi
   Nhìn dê nhà mình sánh với hổ ngươì ta!
   Buổi ngoại khóa cầm ô, vác cặp
   Hầu nhà “cứt chó học” nghiên cứu nắng bao lâu
Bĩ cực rồi cũng có ngày thái lai
Ta vẫn sướng vì lắm thằng ghen tỵ….
4. Bởi thất học  nên phải ra đi, chuyện khoa cử lo không có chí
Giờ đây, mỗi đứa một nơi, vợ bìu con díu
     Hơn chục năm xuống núi phiêu bạt giang hồ
    Tin nhạn thấm thoắt thoi đưa đều đã ngoài “băm” cả, ô hô

Nhờ hồng phúc tổ tiên, ở hiền nên gặp được tiền rơi

Chồng vợ hạnh phúc, con cái mạnh giỏi, ngoan hiền
5. Theo lời sấm từ núi Nga My gần hai chục năm trước
Mo-ni-tờ ta đây ngoáy vội mấy dòng gọi là kêu gọi:
Anh – chị - em, bạn bè 12 vờ ăn chín tư- chín sáu
      Trước gọi là tụ tập
      Sau tiến tới tụ họp
      Nam phụ lão ấu
      Vợ chồng con cái
     Gặp ngày 20 năm
Xa gần bá cáo, ai nấy đều hay!

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

VÌ SAO LẠI LÀ BỜ LÓC?!

Chào các bạn già!
Tớ cũng lăn tăn khi chọn thể loại để connect với nhau... mà giờ đây thì các bạn biết đấy: Facebook, G+, ỳ à hú... mạng xã hội đầy nhóc ra
Nhưng tớ gợi ý lựa chọn bờ lóc, tại sao?
1. Tại sao?
a. Mạng xã hội:
- Bây giờ các bạn nhớn rồi, có nhiều mối quan hệ: đồng nghiệp, bạn bè, tình yêu, tình báo... nhỡ lộ hàng từ thưở "cởi truồng tắm mưa" thì làm sao nhỉ?
- Viết được vài dòng thì "chấm chấm..." lại phải continue reading, mất thời gian và không phù hợp cho chém gió, tức!
- Nhỡ mồm một cái thì lập tức thành nạn nhân của nạn truyền thông không biên giới, phải giữ mồm miệng khi "xuất khẩu thành văn xuôi..", ức chế!
- ...
b. Bờ lóc:
- Không có liên kết sang bè bạn và những gợi ý kết bạn loằng ngoằng...
- Viết thoải con gà mái, bạn nào viết tiểu thuyết cũng đọc được tuốt...
- Quan trọng là TỰ DO.. :P
...
2. Khuyến khích
- Dùng biệt danh, tránh dùng tên thật...
- Phát huy truyền thống "vờ ăn" chém gió, tán phét, xả xì trét..
- Giúp đỡ nhau trong cuộc sống và... tình iêu :p
3. Không khuyến khích
- Tấn công cá nhân và bới móc quá khứ (xấu..  :D)
- Post ảnh nhạy cảm.. ặc ặc (cái này tớ có đầy..)
4. Đề nghị
- Tìm một cái tên và cái sô lô gân cho phù hợp với truyền thống
- Thông báo cho các bạn trong lớp biết cái bờ lóc này để vào điểm danh (vào mục "ĐIỂM DANH")
- Đăng ký theo dõi bờ lóc này
Trân trọng!